Top Google Việt Nam : Tôn Hoa Sen, Tôn Việt Nhật , Tôn Việt Hàn, Tôn Vitek, Tôn Sóng Ngói, Khung Nhà Xưởng Cũ, Diệt Mối, Diệt Chuột, Diệt Gián, Diệt Muỗi, Diệt Kiến, Làm Biển Quảng Cáo, Mua Bán Ô Tô Cũ, Phong Thủy, Gitizen.info, Blog Thủ Thuật SEO, Quà Tặng Lưu Niệm

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2013

Nhìn lại 15 lần thắt chặt tiền tệ của Fed và phản ứng TTCK (Phần 1) | Chia sẻ kiến thức SEO, Marketing miễn phí

 Kể từ khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) công bố biên bản cuộc họp gần đây nhất vào ngày 03/01 với ý định chấm dứt chương trình mua trái phiếu trong năm 2013, hơn ai hết nhà đầu tư luôn dằn vặt với câu hỏi: Khi nào Fed bắt đầu thắt chặt chính sách tiền tệ và điều gì sẽ xảy ra sau đó? 

Ông David Bianco, Chiến lược gia trưởng về cổ phiếu của Deutsche Bank khuyến nghị nhà đầu tư không nên lo sợ về quá trình bình thường hóa lãi suất. Trong báo cáo nghiên cứu mới nhất của mình, ông Bianco đã đi sâu vào phân tích phản ứng của thị trường chứng khoán Mỹ trong 15 lần Fed thắt chặt chính sách kể từ năm 1965.

Báo cáo của ông có đoạn: “Các nhà kinh tế và chiến lược gia lãi suất của Deutsche Bank dự báo Fed sẽ giữ nguyên lãi suất quỹ liên bang đến năm 2014. Tuy nhiên, các chuyên gia này dự báo lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm sẽ ở mức 3% vào cuối năm 2013. Sự kết thúc của các gói QE có thể đánh dấu sự khởi đầu của chu kỳ thắt chặt chính sách sớm của Fed và lợi suất trái phiếu dài hạn tăng thể hiện đà tăng mang tính chu kỳ của lãi suất. Cả hai yếu tố này đều tích cực”.

1. Tháng 12/1965 - Tháng 12/1966

Diễn biến lãi suất từ tháng 12/1963 - Tháng 12/1968

Ông Bianco cho biết trong báo cáo: “Sau nhiều lần nâng lãi suất với mục đích bình thường hóa các mức lãi suất, Fed bắt đầu thắt chặt chính sách vào năm 1965. Tuy nhiên, lãi suất thực sự tăng mạnh vào tháng 12/1965 kéo dài cho đến tháng 11/1966 do tỷ lệ thất nghiệp thấp. Năm 1966, thị trường rơi vào xu hướng giá xuống dù không có suy thoái kinh tế. Do đó vào cuối năm (tháng 12/1966), Fed bắt đầu nới lỏng tiền tệ và thị trường phục hồi.

Diễn biến S&P 500 từ tháng 12/1963 - Tháng 12/1968

2. Tháng 8/1967 – Tháng 9/1969

Diễn biến lãi suất từ Tháng 8/1965 - Tháng 9/1971

Fed bắt đầu hạ lãi suất vào tháng 12/1966 do lo sợ đà tăng trưởng kinh tế kéo dài tại Mỹ sắp chuyển hướng. Cơ quan này tiếp tục cắt giảm lãi suất đến hết tháng 7/1968, thời điểm nền kinh tế bắt đầu tăng trưởng nóng trở lại. Thị trường chứng khoán đi ngang cho đến hết tháng 3/1968 thì bắt đầu phục hồi đến cuối năm trước khi đảo chiều đi xuống vào năm 1969.

Diễn biến S&P 500 từ Tháng 8/1965 – Tháng 9/1971

3. Tháng 4/1971 – Tháng 9/1971

Diễn biến lãi suất từ Tháng 4/1969 - Tháng 9/1973

Báo cáo của Bianco có đoạn: “Các lần nâng lãi suất bắt đầu vào tháng 4/1971 diễn ra tương đối sớm sau suy thoái khi tỷ lệ thất nghiệp vẫn chưa bộc lộ tín hiệu suy giảm. Đây được xem là nguyên nhân bóp nghẹt đà phục hồi của nền kinh tế và khiến thị trường chứng khoán liên tục điều chỉnh từ tháng 4/1971 – tháng 11/1971. Dù chỉ số giá tiêu dùng (CPI) vẫn duy trì trên 4% khi lãi suất bắt đầu tăng nhưng tỷ lệ thất nghiệp và chi phí lao động đã giảm. Trong khi lạm phát CPI vẫn còn khá nóng, các lần nâng lãi suất này được xem là sai lầm về mặt chính sách. Vào tháng 9/1971, Fed bắt đầu hạ lãi suất lần nữa, thị trường phục hồi cho đến cuối năm và tiếp tục tăng mạnh trong cả năm 1972 thậm chí khi lãi suất bắt đầu tăng trở lại.

Diễn biến S&P 500 từ Tháng 8/1965 – Tháng 9/1971

4. Tháng 3/1972 – Tháng 10/1973

Diễn biến lãi suất từ Tháng 3/1970 - Tháng 10/1974

Trước đà rớt giá của đồng USD sau vụ sụp đổ của hệ thống tiền tệ quốc tế Bretton Woods và các biện pháp kiểm soát giá cả cũng như tiền lương của Tổng thống Richard Nixon đã gây ra lạm phát nghiêm trọng. Năm 1972, dù các chỉ báo lạm phát như CPI khá ổn định do các biện pháp kiểm soát nhưng thị trường lại buộc lãi suất tăng. Mãi cho đến tháng 12/1972, Fed mới tình nguyện nâng lãi suất. Giao dịch trên thị trường chứng khoán “dùng dằng” cho đến tháng 10/1972 mới bắt đầu phục hồi nhưng cũng nhanh chóng sụt giảm trở lại trong cả năm 1973.

Diễn biến S&P 500 từ Tháng 3/1970 - Tháng 10/1974

5. Tháng 3/1974 – Tháng 9/1974

Diễn biến lãi suất từ Tháng 3/1972 - Tháng 9/1976

Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 đã khiến giá dầu thô tăng vọt. Đầu năm 1974, kinh tế rơi vào suy thoái và lạm phát leo thang. Đáng chú ý, lạm phát giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng nhanh hơn cả tốc độ tăng trưởng tiền tệ của Fed và lãi suất tăng vọt. Thị trường chứng khoán giảm điểm trọn năm 1974.

Diễn biến S&P 500 từ Tháng 3/1972 – Tháng 9/1976

6. Tháng 2/1977 – Tháng 5/1980

Diễn biến lãi suất từ Tháng 2/1975 – Tháng 5/1982

Quá trình thắt chặt tiền tệ bắt đầu vào tháng 2/1977 diễn ra sau một chu kỳ nới lỏng kéo dài kể từ tháng 9/1974. Tuy nhiên, lạm phát vẫn tiếp tục tăng cao, khiến Fed phải nâng lãi suất. Thị trường chứng khoán giảm điểm trong suốt năm 1977 trước khi chạm đáy vào đầu năm tiếp theo.

Diễn biến S&P 500 từ Tháng 2/1975 – Tháng 5/1982

7. Tháng 8/1980 – Tháng 7/1981

Diễn biến lãi suất Tháng 8/1978 – Tháng 7/1983

Mùa xuân năm 1980 – năm diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống – Fed đã làm gián đoạn chu kỳ thắt chặt chính sách kéo dài để thử nghiệm hệ thống hai mức lãi suất. Theo đó, mức lãi suất áp dụng đối với các ngân hàng nhỏ sẽ thấp hơn 0.3% so các ngân hàng lớn.

Sau cuộc bầu cử Tổng thống, dưới sự lãnh đạo của Paul Volcker, Fed nâng lãi suất nhằm hạ thấp tỷ lệ lạm phát giá tiêu dùng 2 con số, dẫn đến suy thoái kinh tế sau đó. Cuộc suy thoái này đã khiến giá dầu sụt giảm, qua đó càng hạ thấp áp lực lạm phát lên nền kinh tế. Thị trường chứng khoán phục hồi cho đến tháng 12 trước khi rơi vào vòng xoáy sụt giảm kéo dài sau đó.

Diễn biến S&P 500 từ Tháng 8/1978 – Tháng 7/1983


kiến thức seo, seo onpage, giai phap seo, huong dan seo website, cach lam seo, tim hieu ve seo, seo off page, seo cho website, cach seo website, video hoc seo

marketing online, marketing can ban, search engine optimization, marketing online hiệu quả

Nguồn: vietstock.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét