Top Google Việt Nam : Tôn Hoa Sen, Tôn Việt Nhật , Tôn Việt Hàn, Tôn Vitek, Tôn Sóng Ngói, Khung Nhà Xưởng Cũ, Diệt Mối, Diệt Chuột, Diệt Gián, Diệt Muỗi, Diệt Kiến, Làm Biển Quảng Cáo, Mua Bán Ô Tô Cũ, Phong Thủy, Gitizen.info, Blog Thủ Thuật SEO, Quà Tặng Lưu Niệm

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2013

Cơ cấu ngành nghề đào tạo ĐH sẽ có nhiều thay đổi | Tin tổng hợp

 Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga chia sẻ, năm nay, theo báo cáo của các trường ĐH thì cơ cấu ngành nghề đã có sự thay đổi. Nhiều trường đã nghiêng hẳn về khoa học công nghệ, kỹ thuật, giảm bớt kinh tế. Hy vọng năm nay, cơ cấu nhân lực có nhiều thay đổi theo đúng nhu cầu của xã hội. 

Năm 2013 là năm đầu tiên thực hiện Luật Giáo dục đại học. Một vấn đề được dư luận đặc biệt quan tâm là Bộ GD&ĐT sẽ điều tiết vĩ mô như thế nào về việc mở ngành, giao chỉ tiêu và dự báo nhu cầu nhân lực để cán cân nguồn nhân lực không rơi vào tình trạng khủng hoảng cung quá nhiều, cầu khan hiếm, nhất là với những ngành đang “bội thực” đầu vào. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga chia sẻ với PV Báo CAND.

 PV:   Thưa Thứ trưởng, việc mở ngành vừa qua ào ạt quá dẫn đến hệ lụy là ngành thì thừa nguồn nhân lực, ngành thì thiếu. Vậy Bộ có giải pháp gì để khắc phục tình trạng này? 

 Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Việc giao chỉ tiêu cho các trường hiện nay là do các trường tự xác định theo Thông tư 57/2011/TT-BGDĐT: Quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp. Bộ chỉ quản lý chỉ tiêu tổng hợp, việc phân chỉ tiêu cho từng ngành tùy theo thị trường lao động và do các hiệu trưởng phân bố cho phù hợp. Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quy hoạch nguồn nhân lực đến 2020, đây là tài liệu căn bản để cho các trường, các cơ sở giáo dục và Bộ dựa vào đó để định hướng đào tạo các ngành nghề cho phù hợp. Việc cần làm gấp là Bộ GD&ĐT đang tiến hành điều chỉnh lại mạng lưới các trường ĐH, CĐ cho đến năm 2020. Bộ cũng khuyến cáo các trường về những ngành nhân lực đang dư thừa, khuyến khích mở những ngành xã hội đang cần trong đó có khoa học kỹ thuật, y dược.

Tuyển sinh 2013 sẽ có nhiều ngành như y, dược được tăng mạnh chỉ tiêu tuyển sinh.

 PV:   Năm nay là năm đầu tiên thực hiện Luật Giáo dục đại học, vậy quyền tự chủ của các trường sẽ được đảm bảo như thế nào, thưa Thứ trưởng? 

 Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Công tác tuyển sinh năm nay, số lần xét tuyển sẽ do các trường hoàn toàn chủ động. Năm nay còn có điểm mới là 10 trường văn hóa nghệ thuật thuộc Bộ VH-TT&DL được tự chủ tuyển sinh, được ra đề các môn năng khiếu, còn môn văn họ xét kết quả học tập 3 năm phổ thông và kết quả thi tốt nghiệp. Đây là bước đầu tiên thí điểm giao quyền cho các trường theo Luật Giáo dục. Theo luật quy định thì các trường được tuyển sinh riêng, nhưng vẫn phải đảm bảo các quy định theo đúng quy chế của Bộ. Trường nào muốn tuyển sinh riêng phải có đề án, thể hiện rõ năng lực của mình với nguyên tắc chung là không làm phát sinh tiêu cực như học thêm dạy thêm, không tăng gánh nặng cho xã hội, đảm bảo tính nghiêm túc, sự giám sát của xã hội. Trường nào đủ điều kiện thì sẽ được tự chủ tuyển sinh. Bộ luôn khuyến khích các trường trọng điểm tự tổ chức tuyển sinh nhưng cho đến nay, chưa có trường nào đăng ký.

 PV:  Nhưng có một nguyên nhân là chúng ta còn thiếu trung tâm dự báo thị trường nhân lực chuyên nghiệp. Bộ sẽ tính toán vấn đề này như thế nào? 

 Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Có một thuận lợi là quy hoạch phát triển nhân lực đã được Thủ tướng phê duyệt từ tháng 10/2012 và dự báo đến năm 2020. Đây là số liệu tổng thể của từng ngành, từng địa phương, từ đó sẽ có một bức tranh tổng thể cho các trường đào tạo trên cơ sở đó. Bộ cũng sẽ điều chỉnh mạng lưới để đào tạo cho phù hợp. Ở các thành phố, địa phương cũng có trung tâm dự báo nhân lực, Bộ GD&ĐT cũng có trung tâm dự báo nguồn nhân lực để định hướng cho các trường. Năm nay, theo báo cáo của các trường thì cơ cấu ngành nghề đã có sự thay đổi. Nhiều trường đã nghiêng hẳn về khoa học công nghệ, kỹ thuật, giảm bớt kinh tế. Hy vọng năm nay, cơ cấu nhân lực có nhiều thay đổi theo đúng nhu cầu của xã hội.

 PV:  Vừa qua, Bộ đã không cho phép các trường đại học được đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp, là một động thái tích cực, nhưng vẫn cho đào tạo hệ cao đẳng, khiến các trường CĐ vẫn bị lép vế khi thu hút thí sinh CĐ. Vậy khó khăn này sẽ được tháo gỡ như thế nào? 

 Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Khó khăn của các trường CĐ hay TCCN không phải do các trường ĐH đào tạo hệ CĐ. Lâu nay, trường nói chung vẫn có hệ CĐ, và bây giờ nó vẫn như thế. Hệ trung cấp cũng tương tự. Cụ thể nhất là năm nay, chúng ta đã giảm chỉ tiêu đào tạo và không cho đào tạo TCCN ở các trường ĐH nhưng các trường TCCN vẫn không tuyển được thí sinh như mong đợi. Vậy đó không phải là nguyên nhân chính, mà nguyên nhân chính là do sự phân luồng và do sự lựa chọn của xã hội


thu thuat seo, tai lieu seo, học làm seo, tự học seo, seo on page, seo online, hoc seo website, tự làm seo, lam seo la gi, tool seo web

marketing la gi, online marketing, học marketing online, hoc marketing o dau

Chia sẻ kiến thức SEO, marketing online miễn phí, các tài liệu do tôi sưu tầm và viết lại một cách dễ hiểu nhất cho tất cả mọi người.

Vui lòng truy cập vào website để xem thêm các thông tin hữu ích :  tamducviet.com  

Nguồn: cand.com.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét